>
SP KHÁC >
Cửa văn phòng >
Cửa gỗ Verneer >
Cửa Gỗ Veneer VN-CGVN10Gỗ Veneer: Nói theo một cách dễ hiểu thì gỗ veneer chính là gỗ tự nhiên, tuy nhiên được lạng mỏng từ cây gỗ tự nhiên, gỗ veneer chỉ dày từ 1Rem cho đến 2ly là nhiều, một cây gỗ tự nhiên nếu lạng mỏng ra thì được rất nhiều gỗ veneer. Nếu cây gỗ dày 300mm và rộng 200mm dài 2500mm thì sẽ lạng ra khoảng 1500 - 3000m2 gỗ veneer, tùy từng loại hao hụt. Sau khi được lạng, gỗ veneer được dán vào các loại cốt gỗ công nghiệp khác nhau như gỗ MDF, gỗ Ván dán, gỗ figer, gỗ ván dăm, để làm ra các sản phẩm nội thất. Do lạng từ cây gỗ tự nhiên nên bề mặt gỗ veneer không khác gì gỗ tự nhiên cả.
Ưu điểm của gỗ Veneer: Giá thành rẻ hợp lý, một cây gỗ tự nhiên khi lạng ra thành gỗ veneer có thể sản xuất ra rất nhiều bàn ghế..gỗ veneer chống cong vênh, mối mọt và có bề mặt sáng ( do được chọn gỗ), có thể ghép trang trí vân chéo, vân ngang, vân dọc, đảo vân, có thể chạy chỉ chìm, tùy loại... mà vẫn giữ được nét đẹp và hiện đại của mình. Nếu sử dụng cốt gỗ Finger ( tức là cốt gỗ thịt tuy nhiên được xẻ ra từ các cành cây nhỏ ghép đan chéo tay nhau (finger- ngón tay) để tạo độ dài, rộng.) thì gỗ veneer lại biến thành gỗ tự nhiên hoàn toàn và rất bền, chắc chắn, đẹp mà giá thành lại rẻ.
Nhược điểm gỗ veneer: Do cốt gỗ là gỗ công nghiệp nên gỗ veneer không chịu được nước, dễ bị sứt, nếu di chuyển nhiều khi đã lên thành thành phẩm thì hay bị hư hỏng, rạn nứt, chính vì vậy gỗ veneer là được nhiềungười dùng tuy nhiên phải ở nhưng nơi quanh năm không bị nước tràn vào, và ít phải di chuyển.
Ở các nước hiện đại như Châu Âu, châu Mỹ, hoặc một vài nước hiện đại ở châu Á, việc dùng gỗ veneer vào chế tạo các sản phẩm nội thất đã có từ cách đây 30-40 năm, khi họ ý thức được rừng ngày cạn kiệt, họ thấy rằng gỗ veneer có rất nhiều ưu điểm vượt trội mà lại cứu được môi trường sống của họ, cứu được sạt lở đất và sự nóng lên của trái đất nên họ chuyển sang dùng nhiều, vậy tại sao chúng ta lại không làm theo họ, chúng ta đừng nên hủy hoại chính môi trường sống của chúng ta.
Trên thị trường cửa gỗ veneer thường có 3 loại cửa gỗ:
- Cửa gỗ Veneer in vân: Cấu tạo khung xương bằng gỗ tự nhiên bên trong tạo tính cách âm cách nhiệt. Phủ trên bề là lớp gỗ MDF phủ vân veneer các loại bằng công nghệ sơn cao cấp, sau đó phủ trên cùng là lớp sơn PU bóng mờ 75% để tạo độ bóng sáng của sản phẩm.
- Cửa gỗ Veneer tự nhiên: Sử dụng Tấm gỗ Veneer lạng ra từ cây gỗ phủ bề mặt để được sản phẩm có vân gỗ như gỗ tự nhiên nguyên khối. Với cấu tạo khung xương bằng gỗ tự nhiên bên trong tạo tính cách âm cách nhiệt, bề mặt lót gỗ dán hoặc gỗ MDF sau đó lớp trên cùng phủ Veneer lạng dày 3,2mm. Quy trình sản xuất các lớp được liên kết với nhau bằng keo chuyên dụng thông qua công nghệ ép lại thành cánh cửa gỗ Veneer tự nhiên, bề mặt hoàn thiện sơn PU bóng mờ
- Cửa gỗ Veneer HDF: Cấu tạo khung xương bằng gỗ tự nhiên bên trong tạo tính cách âm, cách nhiệt bề mặt lót gỗ HDF sau đó lớp trên cùng phủ Veneer tự nhiên dày 3,2mm. Quy trình sản xuất các lớp được liên kết với nhau bằng keo chuyên dụng thông qua công nghệ ép lại thành cánh cửa gỗ Veneer, bề mặt hoàn thiện sơn PU bóng mờ.
Cửa gỗ veneer sử dụng gỗ đã qua xử lý, ghép từ nhiều mảnh nhỏ và bề mặt phẳng được phủ PU hoặc UV nên cửa gỗ được làm từ chất liệu veneer hạn chế sự co rút, giãn nở của gỗ, cửa không bị cong vênh, đóng mở khít, khả năng cách nhiệt cách âm tốt. Bề mặt phủ PU hoặc UV nên giữ nguyên được màu thật của gỗ mà không cần phải bả màu hay sử dụng vecni.
Sản phẩm được cung cấp bởi công ty Việt Nội Thất - http://vietnoithat.com/
Địa chỉ: 352 Giải Phóng - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT : 024.3664 9398
Ý kiến