PHƯƠNG PHÁP DÁN TẤM LAMINATE LÊN CỐT GỖ
06-08-2018
Chúng tôi giới thiệu với các bạn một số phương pháp dán tấm laminate.
Trước hết, tôi xin giới thiệu sơ qua về vật liệu laminate: Đây là dạng vật liệu từ chất liệu Phenolic được nén ép ở áp suất cực cao. (tầm 30.000 PSI).
Vật liệu laminate có kích thước thông thường là: 1220 x 2440 x 0.7 (mm). Laminate có độ dày từ 0.4mm đến 1.2mm. Tuy nhiên, chất lượng phổ dụng là loại 0.7mm của hãng Kingdom hoặc 0.74mm của hãng Melatone. Ngoài ra có một số hãng xuất xứ Trung Quốc như Gecko, Cataina, hoặc một số hãng chất lượng tốt hơn như Aica Nhật bản, và của Mỹ…
Tính chất của vật liệu laminate: không thấm nước, không bắt lửa, chống xước tốt và có độ cứng cao.
Vật liệu laminate thường được phủ lớp Melamine bên ngoài và được tạo đa dạng các loại vân gỗ hay hoa văn, thậm chí là bề mặt da… một số dòng vật liệu được phủ thêm lớp Craft overlay bên ngoài để tăng độ cứng.
Do vật liệu chỉ mỏng 0.7mm nên để sử dụng ứng dụng vật liệu này trong sản xuất nội thất, thì chúng ta phải dán nó lên 1 vật liệu cốt. Có rất nhiều loại cốt để sử dụng dán laminate: MDF, ván nhựa, Plywood, PB, ván ghép thanh……
Tuy nhiên, laminate có phương pháp dán lên các cốt ván trên về quy trình cơ bản là khá giống nhau. Sau đây, tôi xin giới thiệu 02 phương pháp dán laminate lên cốt gỗ:
Phương pháp 1: Sử dụng keo phun hoặc keo Dog.
Bước 1: làm sạch 02 bề mặt dán. Thường thì các nhà máy, xưởng mộc thì đặc thù là có nhiều bụi, do vậy trước khi dán hoặc phun keo mà không làm sạch bụi thì keo không dính vào bề mặt.
Bước 2: Phun hoặc phết keo lên cả 02 bề mặt cốt và mặt sau của laminate. Lưu ý là lớp keo phun, phết lên bề mặt phải trải đều, không tạo gồ ghề, không quá mỏng cũng không quá dày.
Bước 3: Chờ cho keo khô: thường thì lấy tay đặt lên mà keo không dính bết vào tay, chỉ hơi dính nhẹ tức là keo đủ khô (thường là 12-15p tùy môi trường). Tuy nhiên, các bạn không được để keo trong tình trạng quá khô làm mất độ bán dính.
Bước 4: đặt vật kê (thường là thanh gỗ tròn nhỏ tầm R=10mm) để tạo khoảng cách giữa 2 vật liệu. Sau đó đặt tấm laminate lên trên vật kê.
Điều chỉnh vị trí tấm laminate vào đúng vị trí mong muốn. Bắt đầu rút vật kê. Lưu ý là nên rút + ép từ giữa ra ngoài (để cho vị trí dán không bị xê dịch)
Bước 5: ép cố định và đẩy hết khí giữa 02 lớp ván ra ngoài.
Bước 6: cho ván đã được dán lên ép chặt bằng máy ép nguội trong 20-30p. Nếu trường hợp có máy ép nhiệt dạng Rulo thì sẽ đạt hiệu quả nhanh hơn và chất lượng hơn. Lưu ý là các bạn không nên sử dụng máy ép nhiệt dạng bàn. Bởi vì nhiệt độ tập trung quá lâu, và nóng không thoát ra ở vị trí trung tâm bàn ép thường làm cho vật liệu laminate bị hỏng, rộp mặt. Còn nếu sử dụng máy ép nhiệt rulo là tốt nhất vì máy ép dạng này cung cấp nhiệt tức thì và nguội nhanh sau khi lăn qua máy. (ở Việt nam có không nhiều đơn vị sử dụng máy ép nhiệt rulo bởi giá thành của nó khá cao).
Ngoài phương pháp dán bằng keo phun hoặc keo Dog thì còn có phương pháp dán bằng keo Sữa hoặc keo PUR, về quy trình cơ bản là giống nhau. Tuy nhiên phương pháp này ở bước 6 bắt buộc phải sử dụng máy ép nhiệt.
Trên đây là kinh nghiệm thực tế cho việc gia công dán tấm laminate. Đây chỉ là 1 quy trình nhỏ trong việc thi công sản xuất các sản phẩm nội thất từ vật liệu laminate rất đa dụng. Hi vọng nó có hữu ích với bạn, Nếu bạn cần thông tin gì thêm hãy liên hệ với Việt Nội Thất chúng tôi.
NguyễnBình
«Lùi lại : Tủ hồ sơ di động và các tiện ích của sản phẩm Kế tiếp : Bàn làm việc gỗ 2m Hòa Phát cho lãnh đạo văn phòng»
Ý kiến cho bài viết